Tổ chức đám cưới là sự kiện trọng đại trong đời, nhưng đi kèm với đó là câu hỏi lớn: chi phí tổ chức đám cưới là bao nhiêu? Từ việc chọn địa điểm, váy cưới, nhẫn cưới cho đến tiệc đãi khách, mỗi hạng mục đều có thể khiến ngân sách của bạn thay đổi đáng kể. Bài viết này của Thời Trang Cưới sẽ giúp bạn dự toán chi phí đám cưới một cách chi tiết và thực tế nhất.
Tổng chi phí tổ chức đám cưới bao nhiêu?
Khi bắt đầu hành trình về chung một nhà, điều khiến nhiều cặp đôi băn khoăn nhất chính là câu hỏi: Tổng chi phí làm đám cưới bao nhiêu? Trong phần dưới đây, chúng ta sẽ cùng phân tích chi tiết chi phí đám cưới trọn gói và cách tối ưu chi phí đám cưới trung bình một cách thông minh:
Chi phí cho lễ vật và tiệc trong lễ dạm ngõ
Lễ dạm ngõ là bước khởi đầu chính thức cho hành trình hôn lễ, nơi hai gia đình gặp mặt và bàn chuyện trăm năm. Tổng chi phí cho 1 đám cưới thường bao gồm chi phí lễ vật, chi phí này có thể linh động: nếu nhà trai tự chuẩn bị thì khoảng 500.000 – 1.000.000 đồng.
Còn nếu thuê dịch vụ trang trí lễ vật đẹp mắt với ruy băng, chữ Hỷ thì giá khoảng 1.000.000 – 2.000.000 đồng. Tiệc đón khách tại nhà gái cũng cần dự trù ngân sách từ 1.500.000 – 2.000.000 đồng/mâm, tùy hình thức tự nấu hay đặt bên ngoài.
Chi phí tráp ăn hỏi
Chi phí tổ chức đám cưới sẽ bao gồm chi phí tráp ăn hỏi. Lễ ăn hỏi là một trong những nghi thức quan trọng nhất, thể hiện sự trang trọng và thành ý của nhà trai với nhà gái.
Gói tráp ăn hỏi dao động từ 5 – 10 triệu đồng, gồm tráp lễ (trầu cau, bánh phu thê, chè, rượu, hoa quả…), tiền lễ đen (1 – 10 triệu đồng theo thỏa thuận hai bên) và tiền lì xì cho đội bê tráp (100.000 – 500.000 đồng/người). Nếu thuê đội bê tráp chuyên nghiệp và đồng phục kèm theo, chi phí có thể lên đến 200.000 – 300.000 đồng/người.
Chi phí trang phục đám hỏi
Chi phí chuẩn bị đám cưới không thể thiếu chi phí cho trang phục đám hỏi. Trang phục ăn hỏi mang tính truyền thống, thường là áo dài đôi cho cô dâu chú rể. Nếu thuê, giá dao động 2 – 5 triệu đồng/cặp. Còn nếu may riêng, chi phí có thể từ 5 – 10 triệu đồng và độn chi phí tổ chức đám cưới lên cao.
Phụ kiện đi kèm như mấn đội đầu, giày truyền thống, hoa cầm tay cần cộng thêm khoảng 300.000 – 500.000 đồng. Trang phục đội bê tráp cũng là khoản cần lưu ý, bạn có thể thuê đồng bộ với giá từ 1 – 3 triệu đồng/bộ.
Chi phí trang trí cho bàn thờ gia tiên
Trong các chi phí tổ chức đám cưới không thể thiếu chi phí trang trí bàn thờ gia tiên. Không gian bàn thờ tổ tiên cần được lau dọn sạch sẽ và trang trí chỉn chu trong ngày cưới.
Chi phí trang trí đám cưới cho bàn thờ gia tiên bao gồm vải nhung phủ bàn, hoa tươi, đèn nến, lư đồng, bộ ngũ quả và chữ Hỷ – tổng cộng khoảng 1 – 2 triệu đồng. Nếu thuê người dọn dẹp chuyên nghiệp khu vực này cần cộng thêm 500.000 – 1.000.000 đồng.
Chi phí rạp cưới và tiệc cưới
Tổ chức tại nhà cần tốn chi phí thuê rạp đám cưới (30 triệu đồng), bàn ghế và khăn phủ (10 – 15 triệu đồng), sân khấu – âm thanh ánh sáng (5 – 10 triệu đồng), cổng hoa (2 – 5 triệu đồng). Nếu tổ chức tại trung tâm tiệc cưới, giá trọn gói dao động từ 150 – 300 triệu đồng tùy địa điểm và số lượng khách mời. Mỗi bàn tiệc tại nhà hàng thường từ 4 – 6 triệu đồng/bàn (10 người).
Chi phí chụp hình cưới và quay phim
Tổng chi phí đám cưới hết bao nhiêu? Chi phí tổ chức đám cưới này còn tùy thuộc vào chi phí chụp ảnh cưới, quay phóng sự. Một bộ ảnh cưới đẹp là điều không thể thiếu. Gói chụp studio dao động từ 6 – 10 triệu đồng (đã bao gồm trang phục, makeup, album, ảnh lớn).
Nếu chụp ngoại cảnh hoặc book freelancer, chi phí có thể tiết kiệm hơn nhưng cần dự trù thêm các khoản phụ đi kèm. Gói quay phóng sự cưới hiện nay khoảng 5 – 10 triệu đồng, bao gồm video ngày cưới và clip highlight. Bạn nên cân nhắc tham khảo nhiều dịch vụ cung cấp để cân đối chi phí chụp hình quay phim đám cưới.
Chi phí trang phục cưới và phụ kiện
Trong bảng kê chi phí đám cưới, bạn cần liệt kê thêm chi phí trang phục cưới và phụ kiện. Váy cưới của cô dâu là khoản chi phí tổ chức đám cưới không nhỏ: thuê từ 3 – 7 triệu đồng/bộ, mua sẵn từ 10 – 20 triệu đồng, thiết kế riêng có thể lên đến 50 – 100 triệu đồng.
Vest cưới của chú rể từ 2 – 5 triệu đồng, thuê khoảng 1 – 2 triệu đồng. Phụ huynh hai bên cần chuẩn bị áo dài hoặc vest, chi phí may dao động từ 1 – 2 triệu đồng/người hoặc thuê từ 500.000 – 700.000 đồng.
Chi phí in thiệp cưới
Thiệp mời là bước đầu để gây ấn tượng với khách mời và khi dự toán chi phí cho đám cưới, bạn nên tính thêm chi phí tổ chức đám cưới này. Thiệp phôi sẵn dao động 1.600 – 5.000 đồng/thiệp, tùy mẫu mã. Nếu thiết kế riêng, giá thành có thể lên thêm 50.000 – 200.000 đồng cho mỗi thiết kế cộng với các phụ kiện như nơ, wax seal, thiệp gỗ, thiệp laser… Tổng chi phí in 300 thiệp khoảng 1 – 1.5 triệu đồng.
Chi phí mua nhẫn cưới
Chi phí cho 1 cái đám cưới còn bao gồm chi phí mua nhẫn cưới. Một cặp nhẫn cưới bằng vàng 18K có giá trung bình từ 5 – 15 triệu đồng, tùy trọng lượng và kiểu dáng. Nhẫn bạch kim hoặc đính kim cương có thể lên đến 20 – 30 triệu đồng/cặp. Ngoài ra, nếu khắc chữ hoặc đặt thiết kế riêng, chi phí có thể tăng thêm vài triệu đồng và độn chi phí tổ chức đám cưới lên.
Chi phí trang sức cưới cô dâu
Khi tính toán chi phí đám cưới, bạn cần tính toán trang sức cưới gồm dây chuyền, kiềng, lắc tay và hoa tai. Tùy chất liệu, bộ vàng có giá từ 15 – 30 triệu đồng, bộ bạc khoảng 8 – 10 triệu đồng, còn ngọc trai hoặc kim cương có thể từ 40 triệu đồng trở lên. Nếu thuê, chỉ tốn khoảng 1 – 2 triệu đồng/lần, rất phù hợp với ngân sách hạn chế.
Chi phí trang điểm cô dâu
Trang điểm cô dâu bao gồm makeup, làm tóc, dưỡng da cơ bản cũng nằm trong chi phí tổ chức đám cưới. Chi phí cho chuyên viên trang điểm uy tín từ 2 – 5 triệu đồng/lần. Nếu cần trang điểm tại nhà, phát sinh thêm 500.000 – 1 triệu đồng. Nếu muốn book cả gói ăn hỏi + lễ cưới, bạn có thể deal mức giá khoảng 7 – 10 triệu đồng.
Chi phí phòng tân hôn
Trang trí phòng tân hôn đơn giản chỉ cần 1 – 3 triệu đồng cho các hạng mục như: ga gối mới, bóng bay, đèn nhấp nháy, chữ Hỷ, tranh treo tường. Nếu thay nội thất hoàn toàn, ngân sách cần từ 15 – 20 triệu đồng cho giường cưới, bàn trang điểm, tủ quần áo và chăn ga gối đệm.
Chi phí xe hoa và xe đưa đón
Trong chi phí tổ chức đám cưới không thể thiếu chi phí thuê xe hoa (ô tô trang trí đưa dâu) từ 1.5 – 4 triệu đồng, tùy loại xe (Kia, Toyota, Mercedes…). Xe đưa đón người thân, họ hàng từ 1 – 2 triệu đồng/xe. Nếu dùng xe riêng, bạn chỉ cần chi thêm khoảng 500.000 – 1 triệu đồng để trang trí hoa tươi và phụ kiện đi kèm.
Chi phí tuần trăng mật
Trong chi phí tổ chức đám cưới, một chuyến trăng mật trong nước (Đà Lạt, Phú Quốc, Hội An…) dao động 7 – 20 triệu đồng. Nếu đi nước ngoài (Thái Lan, Hàn Quốc, Pháp…), chi phí có thể từ 30 – 70 triệu đồng. Bạn có thể đặt tour sớm hoặc săn combo du lịch sẽ giúp bạn tiết kiệm được 20 – 30%.
Chi phí phát sinh dự phòng
Không khi nào là không phát sinh các chi phí cho đám cưới ngoài kế hoạch như: thêm khách, phát sinh mâm cỗ, phụ kiện hỏng hóc, đổi dịch vụ phút chót… Bạn nên dự trù sẵn ít nhất 10 triệu đồng hoặc 10% tổng ngân sách để xử lý nhanh chóng khi cần thiết.
>> Tham khảo thêm: Dạm ngõ cần chuẩn bị những gì? Chi phí lễ dạm ngõ ai lo
Bảng dự trù chi phí tổ chức đám cưới 2025
Tổng chi phí cho 1 đám cưới là bao nhiêu? Các khoảng mục chi phí đám cưới ai lo? Sau đây là bảng tổng kết chi phí cho 1 đám cưới đơn giản để các cặp đôi tham khảo:
Khoản Mục | Nhà Trai (VNĐ) | Nhà Gái (VNĐ) |
---|---|---|
Trang phục cưới & ăn hỏi (cô dâu, chú rể, phụ huynh) | 6.000.000 | 7.000.000 |
Trang phục đội bê tráp | 750.000 | 750.000 |
Chụp ảnh cưới | 4.000.000 | 4.000.000 |
Nhẫn cưới | 5.000.000 | 5.000.000 |
Trang sức cưới | 10.000.000 | 10.000.000 |
Tráp ăn hỏi | 12.500.000 | – |
Lì xì đội bê tráp | 1.000.000 | 1.000.000 |
Tiền lễ nạp tài | 5.000.000 | – |
Trang trí đám cưới (rạp, địa điểm, trang trí) | 10.000.000 | 10.000.000 |
Tiệc cưới | 22.500.000 | 22.500.000 |
Trang trí bàn gia tiên | 1.000.000 | 1.000.000 |
Chuẩn bị phòng cưới | 15.000.000 | – |
Thiết kế, in thiệp cưới | 750.000 | 750.000 |
Chuẩn bị xe cưới | 3.000.000 | – |
Chụp ảnh, quay phóng sự cưới | 5.000.000 | – |
Trang điểm cô dâu | – | 2.000.000 |
Tuần trăng mật | 5.000.000 | 5.000.000 |
Chi phí phát sinh | 10.000.000 | 10.000.000 |
Tổng chi phí đám cưới | 116.500.000 | 79.000.000 |
Lưu ý:
- Dự trù chi phí cho một đám cưới khoảng bao nhiêu? Ở Trên có một số chi phí tổ chức đám cưới mà phía nhà gái không chi (ví dụ: tráp lễ, tiền lễ nạp tài) do phong tục quy định là bên nhà trai lo. Tổng cộng chi phí đám cưới của cả hai bên ở trên là 195.500.000 VNĐ, chưa bao gồm các khoản phát sinh thêm nếu thay đổi địa điểm, nâng cấp dịch vụ hoặc mở rộng số lượng khách mời.
- Bảng chi phí đám cưới ở trên chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi tùy theo thời điểm, dịch vụ tổ chức đám cưới mà bạn lựa chọn.
Cách tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới mà vẫn trọn vẹn ý nghĩa
Ngoài việc tìm hiểu chi phí trung bình cho 1 đám cưới, các cặp đôi hiện nay có thể kiểm soát được chi phí đám cưới ở Việt Nam bằng những mẹo đơn giản để không rơi vào tình trạng “túng thiếu” sau lễ cưới:
Vạch rõ giới hạn ngân sách
Chi phí đám cưới 2025 không nên xuất phát từ cảm xúc, mà cần đến từ thực tế tài chính. Trước khi chi bất cứ đồng nào, hai bạn nên cùng nhau xác định khả năng chi trả:
- Hai người có thể cùng đóng góp bao nhiêu?
- Gia đình hai bên có hỗ trợ không?
- Sau lễ cưới, tài chính còn đủ cho sinh hoạt, công việc hoặc kế hoạch sau cưới?
Chỉ khi nắm rõ tổng ngân sách, bạn mới phân bổ được cho từng hạng mục như váy cưới, chụp ảnh, rạp cưới… và tránh được tình trạng “vung tay quá trán”.
Cân nhắc về khách mời
Tổng chi phí đám cưới khoảng bao nhiêu? Một trong những yếu tố độn chi phí tổ chức đám cưới mạnh nhất là danh sách khách mời. Mỗi người được mời là thêm một thiệp, một phần ăn, một ghế ngồi và tất nhiên là một khoản tiền.
Để tiết kiệm các chi phí đám cưới, bạn hãy tập trung vào người thân thiết, bạn bè gần gũi và những người thực sự muốn chứng kiến khoảnh khắc hạnh phúc của hai bạn. Tránh mời theo kiểu “nể nang” hay “gặp một lần cũng mời”, điều đó chỉ khiến tiệc cưới đông nhưng không ấm.
So sánh kỹ trước khi chọn dịch vụ
Không cần phải là chuyên gia tổ chức sự kiện mới có thể săn deal tốt. Chỉ cần bạn chủ động tham khảo ít nhất 2 – 3 địa điểm cưới hoặc studio áo cưới là đã có thể nhìn ra chênh lệch về giá và dịch vụ.
Quan trọng nhất là bạn tìm được nơi có sự cân bằng giữa chất lượng và giá cả, đồng thời phù hợp với phong cách cưới mà bạn mong muốn. Như vậy bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tổ chức đám cưới.
Tránh cưới vào mùa cao điểm
Tháng 9 đến tháng 11 là “giờ vàng” của mùa cưới và đồng nghĩa với việc mọi thứ đều tăng giá: từ thuê địa điểm, trang điểm, đến quay phim, chụp ảnh. Nếu bạn có thể linh hoạt thời gian, bạn hãy tổ chức đám cưới vào mùa thấp điểm (tháng 5 – 7 hoặc đầu năm).
Điều này không chỉ tiết kiệm chi phí cho một đám cưới mà còn dễ đặt lịch hơn. Trong trường hợp bắt buộc phải cưới đúng mùa, bạn hãy đặt sớm để giữ chỗ với mức giá hợp lý.
Săn ưu đãi dịch vụ cưới
Để tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới, nhiều studio, trung tâm tiệc cưới hay dịch vụ áo cưới có chương trình khuyến mãi theo tháng, mùa hoặc combo trọn gói. Bạn đừng ngại hỏi về khuyến mãi hoặc yêu cầu báo giá cụ thể, bạn có thể bất ngờ với mức tiết kiệm từ vài triệu đến cả chục triệu đồng đấy.
Tối giản nghi lễ
Thay vì tổ chức 3 – 4 nghi lễ rườm rà, hiện nay nhiều cặp đôi chọn gộp lễ dạm ngõ và ăn hỏi hoặc tổ chức ăn hỏi và cưới trong cùng ngày. Việc rút gọn lễ cưới không hề làm mất đi giá trị văn hóa nếu bạn thực hiện một cách tinh tế và hợp lý. Tuy nhiên bạn đừng rút ngắn chỉ vì tiết kiệm chi phí 1 đám cưới mà hãy thảo luận cùng gia đình hai bên để đạt được sự đồng thuận.
Thuê đồ cưới
Một chiếc váy cưới may đo có thể ngốn 5 – 15 triệu, trong khi thuê váy chỉ từ 300.000 – 1.000.000 VNĐ với rất nhiều lựa chọn hiện đại, đa phong cách.
Ngoài giúp bạn tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới, việc thuê váy cưới còn giúp cô dâu có nhiều lựa chọn thử đồ, phối hợp phụ kiện, không lo tốn diện tích cất giữ sau cưới. Tương tự, chú rể cũng có thể thuê vest cưới theo dáng người mà không cần mua riêng.
Hạn chế ban nhạc, MC, các chi tiết phụ
Thay vì thuê ban nhạc chuyên nghiệp, bạn có thể dùng âm thanh chuẩn, playlist yêu thích, hoặc nhờ bạn bè biểu diễn góp vui – vừa thân mật, vừa tiết kiệm.
MC cưới cũng không nhất thiết phải thuê riêng nếu bạn có một người bạn thân dí dỏm, hoạt ngôn. Đám cưới hiện đại ưu tiên tính cá nhân hóa hơn là hình thức rập khuôn.
Đi tuần trăng mật thông minh
Chi phí đám cưới bao nhiêu? Để tiết kiệm chi phí tổ chức đám cưới, tuần trăng mật không nhất thiết phải ở resort 5 sao hay nước ngoài xa xôi, bạn có thể:
- Chọn điểm đến trong nước (Đà Lạt, Phú Quốc, Hội An…).
- Đi vào giữa tuần để săn ưu đãi.
- Giảm số ngày nghỉ, tăng chất lượng trải nghiệm.
- Đặt vé sớm hoặc dùng combo du lịch trọn gói.
Một chuyến đi tiết kiệm chi phí để tổ chức đám cưới, đơn giản và đầy cảm xúc đôi khi đáng nhớ hơn nhiều so với một kỳ nghỉ xa hoa nhưng lo lắng vì “cháy túi”.
>> Bắt đầu hành trình lên kế hoạch đám cưới của bạn với những gợi ý chi tiết và hữu ích tại đây!
Câu hỏi thường gặp về các khoản chi phí tổ chức đám cưới?
Khi tổ chức đám cưới, nhiều cặp đôi sẽ có những thắc mắc sau khi làm bảng tính chi phí:
Liệu chi phí đám cưới nhà trai hay nhà gái lo?
Chi phí đám cưới ai lo? Theo truyền thống, nhà trai thường chi phần lớn các khoản chính. Tuy nhiên hiện nay nhiều gia đình chọn cách chia đều hoặc linh hoạt tùy theo điều kiện
Có cần làm file Excel chi phí đám cưới không?
Nên lập file Excel để quản lý và dự trù chi phí đám cưới rõ ràng, tránh phát sinh ngoài ý muốn. Cách này giúp bạn kiểm soát tốt từng khoản chi từ đầu đến cuối.
Tổng chi phí cho đám cưới bao nhiêu là đủ?
Thông thường đám cưới tại Việt Nam dao động từ 100 – 400 triệu đồng. Mức chi phí tổ chức đám cưới hợp lý là khi phù hợp với tài chính và vẫn đảm bảo đầy đủ các nghi lễ quan trọng.
Tổ chức đám cưới hết bao nhiêu tiền là hợp lý?
Chi phí tổ chức đám cưới phụ thuộc vào quy mô, địa điểm và nhu cầu của cặp đôi. Trung bình một lễ cưới hiện nay dao động từ 150 – 400 triệu đồng, bao gồm các lễ nghi truyền thống, tiệc cưới và tuần trăng mật. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể linh hoạt điều chỉnh tùy theo ngân sách.
Có thể tổ chức đám cưới dưới 100 triệu không?
Có. Nếu tổ chức đơn giản tại nhà, bạn cắt giảm những chi phí tổ chức đám cưới không cần thiết (như thuê ban nhạc, phóng sự cưới, trang trí cầu kỳ…), chọn gói tiệc cưới tiết kiệm và thuê đồ cưới thay vì may mới, bạn hoàn toàn có thể tổ chức một đám cưới đẹp với ngân sách dưới 100 triệu đồng.
Nên chuẩn bị ngân sách đám cưới từ khi nào?
Tốt nhất là bạn không nên chuẩn bị chi phí một đám cưới trước ngày làm lễ khoảng 6 tháng đến 1 năm để có thời gian khảo giá, lên kế hoạch tài chính, đặt cọc dịch vụ và săn các gói ưu đãi sớm. Việc chuẩn bị sớm cũng giúp bạn tránh bị “ép giá” vào mùa cưới cao điểm.
Nhà trai hay nhà gái chi nhiều hơn?
Chi phí đám cưới ai trả? Thông thường, nhà trai sẽ chi nhiều hơn vì phải chuẩn bị các lễ vật, chi phí dẫn cưới, nhẫn cưới, tiệc cưới… Trong khi đó, nhà gái chủ yếu lo trang trí không gian, tiệc nhẹ, và trang phục cô dâu. Tuy nhiên, hiện nay chi phí thường được thỏa thuận linh hoạt giữa hai bên gia đình.
Dù bạn chọn một đám cưới giản đơn hay hoành tráng, việc lập kế hoạch chi phí tổ chức đám cưới kỹ lưỡng sẽ giúp bạn tận hưởng khoảnh khắc ý nghĩa nhất mà không phải đau đầu vì tiền bạc. Hãy bắt đầu từ những điều cần ưu tiên của bạn và điều chỉnh sao cho phù hợp với ngân sách để ngày cưới không chỉ đẹp mà còn đáng nhớ mãi mãi nhé. Hy vọng bài viết trên của Thời Trang Cưới hữu ích với bạn.